Tester là một chuyên viên kiểm thử phần mềm có nhiệm vụ là đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm trước khi bàn giao lại cho khách hàng.
Contents
Vậy làm tester cần phải học những gì?
Phần kiến thức chung:
Kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, về máy tính, về internet về cách cài đặt và sử dụng phần mềm
Kiến thức chắc về lập trình gồm SQL, HTML, CSS và có thể chỉnh sửa được code đơn giản.
Kiến thức tổng quát và định nghĩa cơ bản của những thuật ngữ liên quan
Phần kiến thức riêng:
Manual Test là danh sách các kiến thức gồm:
+ Create a Test Plan là các thành phần cần có trong một test plan cơ bản
+ Design Test case là cách thiết lập và viết một test case thông dụng.
+ Test Design Techniques là các kỹ thuật thiết kế test case
+ Test reporting, Daily status reports đây là cách viết report để báo cáo kết quả sau khi test.
+ Defect management: Học cách report & quản lý một bug cũng như sử dụng tools tracking thông dụng như Jira, Mantis, Bugzilla,
+ Mobile application testing là cách cài đặt và kiểm tra các ứng dụng mobile
+ Windows, Website testing & Tools support dùng kiểm tra một ứng dụng desktop hay một trang web
+ Risk based testing process and implementation dùng để đánh giá rủi ro trong kiểm thử
Coding: SQL, HTML, CSS.
Ngoài ra còn có một số trang dành cho việc tự học các kiến thức về manual testing căn bản, nó cung cấp đầy đủ các kiến thức được nêu ở trên và kèm theo nhiều kiến thức mở rộng như:
+ Software Testing Tutorial – Guru99
+ Software Testing Tutorial – Tutorials Point
+ Software Testing Class
+ Software Testing Help
+ W3Schools (HTML, CSS)
+ SQL Tutorial – W3Schools
+ SQL Tutorial – TutorialsPoint
– Automation Test:
+ Tìm hiểu và nghiên cứu thêm về các lập trình Java, C# đây là hai ngôn ngữ căn bản hay được sử dụng nhất của những người làm automation.
+ Tìm hiểu về Automation Tool/Framework dưới các dạng phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete.
+ Các Tools tương tự như: Jmeter, SoapUI.
Học các Automation và Lập trình tại:
+ Selenium User Guide
+ Selenium Tutorials – Guru99
+ Ranorex User Guide
+ Jmeter
+ SoapUI
+ Java2S
+ Python tutorial – TutorialsPoint
+ C# Tutorial – TutorialsPoint
Nên học tester theo cách nào thì tốt nhất
Tự học:
Phần lớn thế hệ đầu khi tiếp xúc với tester thì đều chủ yếu là tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.
Nhưng hầu hết những người tự học là đều là những người đã có nên tảng về công nghệ thộng tin.
Và việc tự học nên dành cho những ai đã có định hướng và nền tảng từ trước, bạn cần có những kiến thức cơ bản để phát triển việc tự học của mình.
Học ở trung tâm:
Điều này là rất cần thiết cho những ai chưa có định hướng và am hiểu rõ ràng về tester. Ở các trung tâm sẽ có những khóa đào tạo
ngắn hạn từ khoảng 3 hoặc sẽ là một số khóa học có chương trình dài hơn và thường không quá 6 tháng.
Khi học ở trung tâm bạn sẽ được định hướng và hướng dẫn rõ ràng tỉ mỉ giúp sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về tester.
Bạn có thể tham khảo khóa học tester tại trung tâm TesterPro VN tại Hà Nội.
Học nhóm:
Cũng có thể coi học nhóm là một phần của cách dạy kèm, cách này cũng mang lại khá nhiều hiệu quả bởi nó linh động về số lượng người tham gia và thời gian dạy học.
Vì là học nhóm nên mọi người có thể có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức và giúp đỡ nhau trong việc học tập.
Bạn cũng có thể tìm kiếm những khóa học này ở những trung tâm đào tạo tester uy tín tránh cho việc đăng kí phải những trung tâm lừa đảo.
Và cuối cùng thì khi bạn đã trở thành một tester chuyên nghiệp thì sẽ có rất nhiều cơ hội đến với bạn.
– Thu nhập cao có thể nói là lí do quan trọng nhất khi bạn theo học tester.
– Cơ hội phát triển sự nghiệp
– Được giao tiếp tiếp xúc với những điều mới mẻ
– Bạn cũng sẽ có nhiều hơn những lựa chọn để nâng cao kỹ năng và phát triển nghề nghiệp của mình hơn trong các dự án.
Hy vọng bạn sẽ tìm được hướng học tạp tốt nhất cho mình.