Giới thiệu về quyển sách rất ngắn gọn về kiểm thử phần mềm, quy trình phần mềm, quản lý chất lượng sản phẩm, nguồn lực và giải pháp.
Quyển sách do giảng viên Đặng Thị Ánh biên soạn.
Contents
Chu Trình Phát Triển Phần Mềm (Software Development Life Cycle):
Vì phát triển phần mềm là một bài toán khó, nên có lẽ trước hết ta cần điểm qua một số các công việc căn bản của quá trình này. Thường người ta hay tập hợp chúng theo tiến trình thời gian một cách tương đối, xoay quanh chu trình của một phần mềm, dẫn tới kết qủa khái niệm Chu Trình Phát Triển Phần Mềm (Software Development Life Cycle – SDLC) như sau:
Chu Trình Phát Triển Phần Mềm là một chuỗi các hoạt động của nhà phân tích (Analyst), nhà thiết kế (Designer), người phát triển (Developer) và người dùng (User) để phát triển và thực hiện một hệ thống thông tin. Những hoạt động này được thực hiện trong nhiều giai đọan khác nhau.
Nhà phân tích (Business Analyst): là người nghiên cứu yêu cầu của khách hàng/người dùng để định nghĩa một phạm vi bài toán, nhận dạng nhu cầu của một tổ chức, xác định xem nhân lực, phương pháp và công nghệ máy tính có thể làm sao để cải thiện một cách tốt nhất công tác của tổ chức này.
Nhà thiết kế (Designer): thiết kế hệ thống theo hướng cấu trúc của database, screens, forms và reports – quyết định các yêu cầu về phần cứng và phần mềm cho hệ thống cần được phát triển.
Chuyên gia lĩnh vực (Domain Experts): là những người hiểu thực chất vấn đề cùng tất cả những sự phức tạp của hệ thống cần tin học hoá. Họ không nhất thiết phải là nhà lập trình, nhưng họ có thể giúp nhà lập trình hiểu yêu cầu đặt ra đối với hệ thống cần phát triển. Quá trình phát triển phần mềm sẽ có rất nhiều thuận lợi nếu đội ngũ làm phần mềm có được sự trợ giúp của họ.
Lập trình viên (Programmer/coder/dev): là những người dựa trên các phân tích và thiết kế để viết chương trình (coding) cho hệ thống bằng ngôn ngữ lập trình đã được thống nhất.
Người dùng (End User): là đối tượng phục vụ của hệ thống cần được phát triển…..
IV. Kiểm thử phần mềm là gì ?
- Kiểm thử phần mềm (software testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện các lỗi của phần mềm
- Kiểm thử phần mềm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề đã đặt ra.
- Kiểm thử phần mềm cho bạn cơ hội sử dụng khả năng sáng tạo, phân tích để tìm ra những thứ mà người khác không thấy được. Bạn phải có cách nghĩ khác về những việc và các tình huống mà người khác ko nghĩ ra vì nếu các bug dễ nhìn thấy thì nó đã không tồn tại.
MẪU TEMPLATE TESTCASE
Chương trình học tester cho người mới bắt đầu
Thi chứng chỉ tester Và QA ISTQB
BÀI 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM..
I.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM..
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHẦN MỀM.
BÀI 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT KIỂM THỬ PHẦN MỀM
I.PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM (Testing Methods)
II. CÁC GIAI ĐOẠN KIỂM THỬ PHẨN MỀM (testing levels)
III. CÁC LOẠI KIỂM THỬ PHẦN MỀM ( Testing Types)
BÀI 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ TEST CASE
I. PHÂN TÍCH YÊU CẦU
II. HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT TESTCASE
BÀI 4: KIỂM THỬ PHẦN MỀM TRÊN MOBILE
I. KIỂM THỬ MOBILE LÀ GÌ ?
II. HƯỚNG DẪN VIẾT TESTCASE TRÊN MOBILE
III. HƯỚNG DẦN KIỂM THỬ TRÊN MOBILE
IV. HƯỚNG DẪN CÁCH KIỂM THỬ MOBILE – Responsive
BÀI 5: QUẢN LÝ LỖI – CÁCH LOG BUG HIỆU QUẢ
- CÁC KHÁI NIỆM VỀ LỖI
- CÁCH LOG BUG
- CÁCH VIẾT BUG HIỆU QUẢ