Các bạn đang muốn tìm hiểu về định nghĩ QA tester là gì thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết của testerproVN nhé.
Contents
QA tester là gì
QA tester là từ viết tắt của từ Quality Assurance Tester, là người chịu trách nhiệm kiểm thử và đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng của phần mềm.
QA tester sẽ không chỉ tham gia vào một khâu trong dự án mà QA tester còn thực hiện công việc xuyên suốt một dự án kiểm thử mình phụ trách.
Các QA tester sẽ có những công việc sau:
+ Phân tích yêu cầu và đề xuất ý tưởng phù hợp với sản phẩm yêu cầu của dự án
+ Thực hiện theo những gì mà bộ tài liệu và các biểu mẫu hướng dẫn để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Lên kế hoạch kiểm tra, thiết kế test case và viết test script cho dự án
+ Thực hiện mọi thứ theo kế hoạch kiểm tra và test case từ trước
+ Thu thập đầy đủ thông tin và tiến hành gửi báo cáo chất lượng cho Product manager
+ Kiểm tra các bộ phận trong nhóm để quy trình được diễn ra đúng theo kế hoạch.
+ Kiểm soát quy trình và tiến trình làm việc của đội ngũ phát triển sản phẩm đồng thời cũng điều chỉnh những quy trình sao cho phù hợp với những vấn đề phát mới phát sinh.
Những kỹ năng cần có của một QA tester
+ Có kiến thức về những liên quan đến hệ thống của phần mềm
+ Nắm bắt được các loại chứng chỉ cần thiết của các QA tester: CMMI, ISO… trong phần mềm để có thể tự tiến hành xây dựng các quy trình chính xác nhất cho nhóm.
+ Luôn không ngừng học hỏi các mảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực của các phần mềm mà mình đang thực hiện.
- Kỹ năng bổ sung:
+ Khả năng tổ chức có hệ thống, tư duy hợp logic.
+ Kỹ năng biết phân tích và thực hiện công việc dựa trên số liệu đã được nghiên cứu.
+ Kỹ năng giao tiếp tốt dù là trong nhóm hay là các nhóm khác.
Quá trình để trở thành một QA tester chuyên nghiệp
Một QA tester mới vào nghề sẽ bắt đầu với công việc của mình từ vị trí của một tester.
Công việc lúc đầu của bạn có thể là một Manual tester hoặc Automation tester tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
Trải qua những công việc trên một cách thành thạo tức là khi bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức bạn có thể trở thành một Senior tester trong nhóm làm việc.
Tiếp đến nếu bạn có định hướng rõ ràng về QA tester, có thể là Test Lead/ QA Lead hoặc QA Manager. Khi bạn đã lên đến Test Manager thì công việc mà bạn phụ trách sẽ chuyển hướng nhiều hơn sang lĩnh vực quản lý.
Và bạn cũng không phải nhất thiết là chuyển hướng sang quản lý nếu bạn vẫn muốn gắn bó với bên kỹ thuật.
Bạn có thể đưa ra những lựa chọn khi muốn trở thành một chuyên gia Automation testing (kiểm thử tự động) và thậm chí là các kỹ sư chuyên về Performance hay Security. Muốn trở thành một trong những chuyên gia về QA tester thì ngoài những kinh nghiệm trong quá trình làm QA tester, cái cần thiết chính là bạn phải không ngừng học hỏi thêm nhiều về những kiến thức của từng lĩnh vực.
Ngoài một khóa học tester tại trung tâm cũng sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề một cách đáng kể đó.
Tổng kết những yêu cầu của công việc QA tester
+ Tốt nghiệp tại các trường đại học có các chuyên ngành về khoa học máy tính, kỹ thuật hoặc các lĩnh vực liên quan.
+ Có kinh nghiệm ít nhất là một năm từng làm tại vị trí tester – kiểm thử sản phẩm phần mềm
+ Có những kiến thức tổng quan và chi tiết về test
+ Biết cách lên kế hoạch về xây dựng quy trình hoặc là QA Fsoft.
+ Nếu bạn biết thêm về ISO20K, AMS, ITIL thì có thêm một lợi thế.
+ Thành thạo tool test tải, test crash giao diện
+ Ngoài các kiến thức căn bản về máy tính hay tin học văn phòng căn bản thì cũng phải biết cách cài đặt phần mềm, các ứng dụng internet
+ Sử dụng và am hiểu về các công cụ bug tracking
+ Có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản của SQL, HTML, CSS
+ Biết phân biệt các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm
Như vậy chúng ta có thấy thấy rằng trong lĩnh vực công nghệ thông t nói chung và mảng phần mềm nói riêng thì QA tester có vai trò quan trọng không thể thiếu. QA tester vừa là một công việc có cơ hội phát triển vừa là công việc giúp những bạn trẻ tích lũy kinh nghiệm , kiến thức và cả những kỹ năng để không ngừng sáng tạo và phát triên hơn nữa.