Bài viết này sẽ dành riêng cho chủ đề tự học test – tìm kiếm thông tin của Tester/QC khi đi làm. Kỹ sư công nghệ thông tin nhưng phần lớn không biết cách tìm kiếm thông tin đúng cách, điều này tưởng chừng như rất vô lý.Nhưng thực tế vẫn thường xuyên xảy ra đó các bạn.
Dưới đây là những mục tiêu để các bạn đọc theo dõi cho dễ dàng:
- Thế nào là tìm kiếm đúng cách
- Phân loại thông tin
- Cách google hiệu quả
- Muốn làm Tester thì tự học test như thế nào
Contents
Thế nào là tìm kiếm đúng cách
Đầu tiên đúng cách là đúng chỗ – đúng thời điểm. Ví dụ bí về kỹ thuật test thì hỏi chị test lead hoặc tester khác trong công ty chứ không thể vác đi hỏi sếp hoặc dev.
Cái nữa là phải lựa thời điểm mà hỏi, lúc task ngập mặt – họp hành liên miên mà vác qua hỏi có khi u đầu.
Tiếp đến là cách hỏi – cách lấy thông tin. Có 2 đối tượng chính mà ta cần khai thác : người và máy tính (tương lai có khi là cả người máy). Với người cần hỏi với thái độ chuyên nghiệp, tức là :
- Trình bày bối cảnh, chủ đề
- Giải thích rõ ràng mạch lạc, có trước có sau
- Đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề, không lan man
- Cần hỏi ngược lại cho kỹ với những phần chưa rõ đặc biệt là với khách hàng thì cần phải chắc chắn, ngại tí nhưng an toàn.
Với máy thì có 2 thứ mà các bạn phải lưu tâm : tài liệu nội bộ + thông tin từ internet (google).
Tìm kiếm đúng cách là các bạn phải tuỳ tình huống mà sắp xếp thứ tự tìm kiếm :
- Tài liệu nội bộ
- Hỏi đồng nghiệp hoặc bạn bè làm Tester
Khi nào bị mắng “không biết mà google đi hả” có nghĩa là các bạn đang làm sai thứ tự.
Đối với Google thì 1 biển trời mênh mông cách tìm kiếm :
- Trang chủ về cái đang làm
- Các Forum về CNTT Test
- Lên Facebook ,vào những group chia sẻ kinh nghiệm cho Tester
Phân loại thông tin
Tìm xong rồi thì phải phân loại. Có 3 loại.
- Đáng tin
- Không đáng tin
- Mập mờ,khó hiểu
Loại 3 gặp nhiều hay ít tuỳ vào kinh nghiệm, nó phụ thuộc vào kỹ năng phán đoán được tôi luyện qua quá trình bầm dập dự án. Bởi vậy các bản tin tuyển dụng lúc nào cung “trên xx năm kinh nghiệm” là vì vậy.
Vậy như thế nào là đáng tin ? đối với thông tin trên các forum thì cứ đếm số Like nhiều là ổn, mặc dù không phải giải pháp nào dc nhiều like cũng tốt, nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhưng comment bị âm điểm
Còn về người, cái này mới tưởng khó mà lại dễ. Nguyên tắc là không hỏi thì thôi, một khi đã hỏi là phải tin tưởng vào người trả lời, mình có thể kiểm chứng cho chắc chắn, nhưng đừng bao giờ tỏ thái độ nghi ngờ. Chỉ cần lộ ra mặt, lần sau chả ai nhiệt tình nữa nên cần chú ý cẩn trọng trong cử chỉ và cách giao tiếp.
Cách Google hiệu quả
Ai cũng biết google nhưng có mấy ai biết hết chức năng của nó ?
Máy chủ tìm kiếm cũng là một cái máy, các bạn không thể gõ vào “bài hát nào mà từng từng tứng tứng tưng, tưng từng từng tưng tứng tưng …” bắt nó tìm được. Phải có KEY WORD và cách sắp xếp nếu có nhiều key-word.
Ngoài ra các bạn cần tìm hiểu thêm về ý nghĩa các ký tự như * , ~ hay cách đóng khung khoá key-word bằng ” “. Các bạn … google thêm chứ nói ra đây dài dòng quá.
Thứ nữa là các trang web chuyên dụng. Trong kết quả tìm kiếm có rất rất nhiều trang, cần focus vào 1 số trang web uy tín để nhận được câu trả lời.
Tóm lại : Về việc tìm kiếm lấy thông tin, có ba nguồn chính như mình nói ở trên : người cùng team – cùng nghề Test, tài liệu nội bộ, internet. Các bạn phải biết khai thác cả 3 thật sự hiệu quả, đặc biệt là yếu tố từ người đi trước trong nghề.
Còn mức hiệu quả đến đâu nó phụ thuộc vào kỹ năng communication của từng người, khả năng tư duy, phân tích , tìm hiểu có chọn lọc. Bởi vì trên mạng kiến thức rất open, ai cũng có thể chia sẻ, viết bài được. Mà trong đó bao gồm cả người có kiến thức am hiểu chuyên sâu , nhưng cũng có nhiều thông tin trái chiều, sai lệch cũng có.
Như vậy : Muốn làm Tester thì cách tự học như thế nào ?
Nghề Tester là một nghề không quá mới, nhưng vẫn có nhiều sức hút với các bạn trái ngành, trong ngành CNTT đều có thể theo được. Miễn là bạn có đam mê,quyết tâm theo nghề.
Nghề tester nói riêng và CNTT nói chung có nhiều chế độ phúc lợi,ưu đãi,lương cũng cao hơn so với mặt bằng các ngành nghề khác.Chưa kể tới cơ hội thăng tiến, tăng lương cũng cao. Vì cứ trung bình 1 công ty CNTT 1 năm sẽ review khaongr 2 lần : review lương,năng lực để cân nhắc bạn .
Tiềm năng của nghề là thế,nhưng để tự bắt tay vào tìm hiểu nghề thì quả là không dễ dàng gì. Nếu có ai đi trước chỉ cho bạn cách tìm hiểu thì quả là bạn quá may mắn. Tuy nhiên nếu khả năng tự học của bạn tốt thì ngại gì mà không tự bắt tay tìm hiểu thôi. Trên mạng thì chỉ cần google đã có hàng tá thông tin, tài liệu để cho bạn tự tìm hiểu.
Dưới đây mình sẽ liệt kê những đầu mục để cho các bạn dễ tự học test nhé
Tổng quan về phần mềm
- Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm xoay quanh hoạt động kiểm thử phần mềm
- Cần phải nắm vững các khái niệm mang tính chất cơ bản về phần mềm cũng như cách thức tạo ra phần mềm thông qua các quy trình sản xuất phần mềm
- Qua đó, bạn sẽ xác định vai trò cũng như vị trí của mình (Tester) trong quy trình xây dựng sản phẩm.
Tổng quan về kiểm thử phần mềm
- Quy trình kiểm thử phần mềm
- Các phương pháp kiểm thử phần mềm
- Các giai đoạn trong kiểm thử phần mềm
- Các loại kiểm thử
Cách Phân tích yêu cầu, viết testcase
- Yêu cầu là gì ? cách phân đọc hiểu , phân tích yêu cầu như thế nào ?
- Lập testcase là một trong những hoạt động thú vị của công việc kiểm thử, một testcase tốt sẽ góp phần làm chất lượng sản phẩm tốt qua đó khẳng định trình độ, khả năng của người kiểm thử.
- Thiết kế Testcase như thế nào? Các phương pháp thiết kế Testcase.
- Cấu trúc của một tài liệu Testcase.
- Các Testcase phổ biến khi thực hiện thiết kế kiểm thử cho ứng dụng web/ mobile
Test Data, Bug là gì – Vòng đời của Bug
- TestData là gì? Tại sao phải tạo Test Data.
- Thực hiên test là gì ? những lưu ý khi thực hiện test
- Bug là gì
- Vòng đời của bug là gì ?
- Cách log bug hiệu quả
- Các tool chuyên dùng trong quản lý bug
Truy vấn là việc với Databasse
- SQL là gì ?
- DB là gì ?
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Các câu truy vấn chuyên dùng trong lĩnh vực kiểm thử