Icon Collap
Home » Tuyển dụng và giữ chân hiền tài trong công ty

Tuyển dụng và giữ chân hiền tài trong công ty

Admin Góc tuyển dụng

Quốc gia nào cũng có hào kiệt, công ty nào cũng có anh tài. Họ có chịu xuất đầu lộ diện, có hết lòng hay không tất cả đều phụ thuộc “Chính Sách” của mỗi công ty.

Nhân viên cũng thế, mỗi lần muốn tăng lương, muốn lên được vị trí leader, manager… thì cũng càng cần phải đọc bài này. Để mà nỗ lực cố gắng phấn đấu đạt được mong muốn,  thay vì tìm công ty khác để nhảy việc lương cao, để lên vị trí cao hơn  . Thì tại sao không nghĩ cách phát triển bản thân , chứng mình với công ty mình là hiền tài để công ty luôn nghĩ cách giữ chân bạn ở lại, lương muốn tăng mức nào cũng không tiếc.

Tuyển Dụng

  1. Công  ty phải đưa ra được mức lương hợp lý : Thấp quá thì họ không theo, cao quá thì phá vỡ cơ cấu lương nhân sự hiện tại cũng không tốt, vậy nên cần cân bằng. Và cũng đừng chơi chiêu tuyển đầu vào lương thật cao, sau đó bóp lại để cân bằng ngân sách, như vậy tuyển được nhưng không giữ được.
  2. Nhà tuyển dụng phải thể hiện được sự tôn trọng: Không hiếm nhà tuyển dụng đưa bài test dành cho junior/ fresher bắt senior 8 năm kinh nghiệm ngồi làm, như vậy là quá sai. Hãy hỏi họ về những vấn đề hóc búa, khó nhằn trong  kiểm thử project và cách xử lý tối ưu hoá vấn đề như thế nào.
  3. Giao cho họ những vị trí phù hợp năng lực : Không thể đưa 1 ông pro auto test  về chỉ để ngồi nghiên cứ với test lặt vặt.

  4. Hãy thể hiện tổ chức công ty mình là một nơi đáng đến, họ sẽ tự tìm đến. Đất lành chim sẽ bay về đậu. Và một con chim đầu đàn khi về sẽ kéo theo hàng loạt.

  5. Giữ liên lạc dù họ có từ chối vì thường người Tài và có Tâm họ không dễ rời bỏ tổ chức hiện tại, phải có lý do quá đặc biệt thì mới dứt áo ra đi. Họ khó đến nhưng cũng sẽ khó đi.

Giữ Chân

  1. Có chính sách tăng lương rõ ràng, tăng theo thâm niên + tăng theo năng lực/kết quả công việc.

  2. Có con đường thăng tiến rõ ràng. Người tài ai cũng có tham vọng dù ít hay nhiều. Vậy nên cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và đáp lại một cách xứng đáng với kết quả họ đạt được. Nhưng đừng có đặt mục tiêu kiểu đánh đố, mất cả chì lẫn chài.

  3. Đối xử công bằng. Về mặt tình cảm, sếp có thể đối xử đặc biệt với những cấp dưới biết nói lời hay ý đẹp. Nhưng khi đánh giá kết quả hay giao phó một việc gì cũng cần dựa trên năng lực chứ để tình cảm lất át thì khó thành việc lớn (trừ khi sếp không muốn làm việc lớn thì chịu). Thời xưa biết bao triều đại đã sụp đổ một cách nhanh chống vì vua không biết nhìn người để nịnh thần lũng đoạn. Nay cũng vậy thôi. Vậy nên hãy cho họ hiểu rằng : Những gì họ cố gắng đều sẽ được đền đáp.

  4. Xây dựng văn hoá công ty thành bản sắc. Nhiều người không rời bỏ tổ chức vì văn hoá. Tại họ sợ rằng sẽ khó kiếm được nơi nào hơn chỗ hiện tại cho dù lương (new job) có cao hơn (nhưng cao đủ để đánh đổi thì là chuyện khác).

  5. Và điều cuối cùng : hãy coi nhau như anh em trong một gia đình, có phúc cùng hưởng – có hoạ cùng chịu. Mình đã từng làm, từng sống và từng cảm nhận được tình đầm ấm của các chiến hữu một thời. Và nó là sợi dây kết nối mạnh mẽ hơn tất thảy những lời hứa hẹn hay những câu nói ngọt ngào.

Tóm lại : Lúc ăn nên làm ra thì người TÀI rất dễ thấy nhưng lúc khó khăn thì mới nhận ra được ai mới thực sự mới là “hiền tài”. Vậy nên hãy cố mà giữ họ cho bằng được, vậy phải làm gì ? Tất cả đều gói gọn trong 2 chữ “Chính Sách”. 

Còn việc nhận ra ai mới thực sự là hiền tài thì tuỳ vào sự tinh tế của người lãnh đạo. “Đến vì sếp, đi cũng vì sếp” – câu này có cái đúng của nó. Vì chỉ có sếp giỏi mới thu phục được nhân tâm, và đặc biệt : bậc hào kiệt thường thấu hiểu nhau. 

Chia sẻ:
Bình luận

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Lorem Ipsum chỉ đơn giản là một đoạn văn bản giả, được dùng vào việc trình bày và dàn trang phục vụ cho in ấn.

    0973703357
    0973703357